Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao ở huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Ảnh Công Trí-TTXVN

Sau hơn hai năm triển khai kế hoạch phát triển 4.000 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao vào năm 2025, đến nay, tỉnh Bến Tre đã phát triển được 2.867 ha tôm công nghệ cao, với sản lượng đạt 116.500 tấn, đạt 71,68% kế hoạch.

Ông Nguyễn Thành Phong, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm có thể đạt siêu lợi nhuận, quá trình nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật, biết điều tiết nguồn nước, đảm bảo tôm có môi trường sống tốt. Hiện ông Phong nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 3 vụ/năm, với 4 ao nuôi, tổng diện tích là 2 ha. Bình quân thu hoạch 22 tấn/vụ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 1,5 tỷ đồng/vụ.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết, hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được người dân trên địa bàn tỉnh đầu tư khá quy mô và ngày càng cải tiến hơn khâu thiết kế kỹ thuật cũng như về cơ sở hạ tầng vùng nuôi. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm có thể giúp người nuôi chủ động trong sản xuất về kích cỡ tôm theo yêu cầu khách hàng.

Ông Nguyễn Văn Buội cho hay, phương án phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm khai thác tiềm năng diện tích để hình thành các vùng sản xuất tôm tập trung, nâng cao giá trị sản xuất và tích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, tỉnh xác định 11 vùng nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tại các vùng nuôi tập trung này, tỉnh sẽ thành lập các hợp tác xã nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.Thông qua hợp tác xã, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ làm cầu nối để kêu gọi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến liên kết với các hợp tác xã xây dựng chuỗi giá trị tôm ngày càng hoàn thiện hơn.

Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang tập trung triển khai nghị quyết xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu nông sản tập trung, gắn với phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, tỉnh rà soát, điều chỉnh vùng nuôi, hình thức, đối tượng nuôi thủy sản phù hợp định hướng thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhằm tạo đột phá trong phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 41.500 ha; trong đó, nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao đạt 4.000 ha, sản lượng 114.000 tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng để phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre chú trọng tổ chức lại sản xuất, phát triển mạnh mẽ các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất dựa trên các hộ, cơ sở nuôi phân tán, nhỏ lẻ thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, gắn với doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra để xây dựng vùng nuôi tôm tập trung cung ứng nguyên liệu lớn cho chế biến.

Đặc biệt, địa phương tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu sản xuất con giống, nuôi thương phẩm đến thị trường tiêu thụ; trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi.

Trước mắt, trong năm 2023, tỉnh chọn vùng trọng điểm, trọng tâm mang tính khả thi để phát triển nuôi tôm công nghệ cao, hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân sản xuất quy mô nhỏ từ 2-3 ha. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp để đầu tư phát triển ở vùng tập trung như Thạnh Phước, Thới Thuận, huyện Bình Đại; Giao Thạnh, Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú và Bảo Thuận, huyện Ba Tri.

Công Trí

Từ khóa
nuôi tôm

Có thể bạn quan tâm?

Phát triển các mô hình nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị

24-06-2023

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Đồng Tháp nuôi vịt chạy đồng lấy trứng thu lãi cao

09-06-2023

Hiện nay, trên các cánh đồng sản xuất lúa Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm nên đàn vịt đẻ nuôi chạy đồng tạm thời đưa về nuôi nhốt chuồng hoặc nuôi vịt rọ. Đây là thời điểm vịt đẻ cho năng suất giảm, khiến giá trứng vịt tăng cao. Giá trứng vịt đang được thương lái mua tại đồng từ 3.100 - 3.400 đồng/trứng, cao hơn những tháng đầu năm 2023 từ 1.200 - 1.500 đồng/trứng; sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 1.500 đồng/trứng.

Lai Châu: Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

08-09-2023

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện và có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các cấp cùng cơ quan chuyên môn của tỉnh đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hải Dương chủ động chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm

05-06-2023

Mới đầu mùa hè nhưng các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nông dân Hải Dương đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.

Hướng dẫn thu hoạch lúa chi tiết từ a đến z

07-06-2023

Thời gian thu hoạch Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

Xây dựng thương hiệu 2 đặc sản của Trà Vinh

08-09-2023

Theo Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh (Dự án SME Trà Vinh), các đơn vị, sở, ngành cùng các địa phương đang nỗ lực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho 2 loại đặc sản của tỉnh Trà Vinh, là quýt đường Bình Phú của Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, huyện Càng Long và dừa hữu cơ Tân Hòa của Hợp tác xã Tân Thành, huyện Tiểu Cần.

Đột phá trong công nghệ nhân giống khoai tây lai

13-06-2023

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc nhân giống khoai tây lai bằng cách sử dụng bộ gene tiến hóa để xác định các đột biến có hại, qua đó có thể giúp rút ngắn quá trình nhân giống và tạo ra nhiều giống khoai tây tốt hơn.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo