Đồng Tháp nuôi vịt chạy đồng lấy trứng thu lãi cao

Hiện nay, trên các cánh đồng sản xuất lúa Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm nên đàn vịt đẻ nuôi chạy đồng tạm thời đưa về nuôi nhốt chuồng hoặc nuôi vịt rọ. Đây là thời điểm vịt đẻ cho năng suất giảm, khiến giá trứng vịt tăng cao. Giá trứng vịt đang được thương lái mua tại đồng từ 3.100 - 3.400 đồng/trứng, cao hơn những tháng đầu năm 2023 từ 1.200 - 1.500 đồng/trứng; sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 1.500 đồng/trứng.

Đàn vịt chạy đồng 2.600 con của anh Nguyễn Văn Hóa ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Tỉnh Đồng Tháp có tổng đàn vịt hơn 7 triệu con; trong đó có từ 70-90% là nuôi vịt lấy trứng. Địa phương nuôi vịt nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình và Tam Nông. Hình thức nuôi vịt ở Đồng Tháp theo mô hình vịt chạy đồng, vịt nuôi rọ. Hàng năm Đồng Tháp cung cấp cho thị trường hơn 313 triệu trứng.

Ông Nguyễn Chí Tâm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình có đàn vịt cò chạy đồng đẻ trứng khoảng 1.000 con cho biết, ông nuôi với số lượng ít, nhưng rất hiệu quả trong đầu tháng 6/2023. Với 800 trứng thu mỗi ngày, sau khi trừ các chi phí, ông Tâm thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Chị Nguyễn Thị Trang ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình cho biết, gia đình chị mới tái đàn nuôi gần 3.000 con vịt đẻ, loại giống vịt cò, theo phương thức truyền thống chạy đồng. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng trog khi đó không phải đầu tư nhiều vào chuồng trại… nên lợi nhuận tăng đáng kể. Mỗi ngày chị thu về hơn 2.000 quả trứng, sau khi trừ chi phí, lãi hơn 2,5 triệu đồng. Những ngày đầu tháng 6, giá trứng lên cao đến 3.600 đồng/trứng, nếu giá vẫn giữ như vậy chị Trang thu lãi càng cao.

Dong Thap nuoi vit chay dong lay trung thu lai cao hinh anh 2Nuôi vịt chạy đồng lấy trứng ở huyện Thanh Bình. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN

Tỉnh Đồng Tháp chọn huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là giống vịt TC (Cổ Cò); nuôi theo hình thức chạy đồng. Bình quân nuôi vịt chạy đồng cứ 1.000 con mỗi đêm đẻ từ 500-800 trứng. Huyện Tháp Mười chọn ngành hàng vịt trong tái cơ cấu nông nghiệp, trung bình hàng năm cho sản lượng gần 20 triệu trứng...

Nguyễn Văn Trí

Có thể bạn quan tâm?

Công nghệ cao tăng năng suất lao động gấp 10 lần

09-06-2023

Thành phố nông nghiệp Google

Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

11-08-2023

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Hướng dẫn chi tiết cách ép cám viên để giảm giá thành chăn nuôi

31-08-2023

Ngày nay việc bà con nông dân sắm sửa cho gia đình một con máy ép cám viên là điều đơn giản vì giá thành máy sản xuất ở Việt Nam rất rẻ. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con cách ép cám viên để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ cho đàn gia cầm gia súc của mình.

Lê bát xát Lào Cai bước đi mới

24-06-2023

Vùng cao biên giới Bát Xát, Lào Cai đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lê VH6 còn được gọi là lê Tai nung. Liên tiếp nhiều năm trở lại đây, nông dân trồng lê tại địa phương phấn khởi vì sản phẩm được mùa được giá. Bén duyên đất đồi vùng ôn đới Lào Cai chưa lâu song giống lê VH6 đang dần khẳng định vị thế trở thành cây trồng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao và là sản vật hấp dẫn du khách khi đến với địa phương dịp này.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Lai Châu: Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

08-09-2023

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện và có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các cấp cùng cơ quan chuyên môn của tỉnh đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hiệu quả mô hình nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ ở Hà Nam

22-06-2023

Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cần cù trong lao động, hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ”. Nhờ mô hình này, nhiều cựu chiến binh từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” tại địa phương.

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo