Đột phá trong công nghệ nhân giống khoai tây lai

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc nhân giống khoai tây lai bằng cách sử dụng bộ gene tiến hóa để xác định các đột biến có hại, qua đó có thể giúp rút ngắn quá trình nhân giống và tạo ra nhiều giống khoai tây tốt hơn.

Bước đột phá trên do nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Cấu trúc gene Nông nghiệp tại Thâm Quyến - một đơn vị thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc - thực hiện, được công bố trên trang trực tuyến của tạp chí khoa học Cell mới đây.

Khoai tây là cây lương thực ăn củ quan trọng nhất của con người, đồng thời là một trong những cây trồng chủ lực ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo nhà khoa học Wu Yaoyao - một thành viên nhóm nghiên cứu, so với các loại cây lương thực khác, khoai tây cần ít nước hơn và có thể trồng ở nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, ông cũng cho biết: "Việc lai tạo một giống khoai tây mới mất quá nhiều thời gian. Giống khoai tây được sử dụng cho món khoai tây chiên của McDonald's đã được lai tạo từ cách đây hơn 120 năm".

Nguyên nhân chính là do khoai tây thuộc thể tứ bội, tức là có 4 bộ gene, nhân giống vô tính bằng củ, do đó chu kỳ nhân giống dài, hiệu quả sinh sản thấp, đồng thời củ cũng dễ nhiễm sâu bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã khởi động "Dự án khoai tây phổ biến" nhằm chuyển đổi quá trình sinh sản của khoai tây từ vô tính sang hữu tính và chuyển đổi từ phụ thuộc vào củ sang phụ thuộc vào hạt giống, đồng thời hướng dẫn nhân giống khoai tây bằng cách sử dụng bộ gene và sinh học tổng hợp.

Nhà khoa học Wu giải thích để lai tạo các giống khoai tây chất lượng cao, các nhà khoa học cần thu được các dòng đồng hợp tử cao bằng cách cho khoai tây tự thụ phấn liên tục để có thể tạo ra các dòng lai với các đặc tính chung.

Tuy nhiên, trong lịch sử dài sinh sản vô tính của khoai tây, một số lượng lớn các đột biến có hại tiềm ẩn đã được tích lũy. Sau khi tự thụ tinh, những đột biến "vô hình" trước đây sẽ bộc lộ tác động bất lợi của chúng đối với cây trồng như giảm khả năng sinh tồn, không ra củ, giảm khả năng kháng bệnh và giảm năng suất. Hiện tượng này được gọi là "suy giảm cận huyết" và là một trở ngại lớn trong việc nhân giống khoai tây lai.

Ông Huang Sanwen - trưởng nhóm khoa học - cho biết: "Khắc phục những đột biến có hại là nhiệm vụ khó khăn nhất trong nghiên cứu này". Các nhà khoa học đã thu thập và so sánh thông tin bộ gene từ 100 mẫu của họ thực vật Solanaceae và Convolvulaceae với lịch sử tiến hóa tích lũy là 1,2 tỷ năm. Khoai tây thuộc họ Solanaceae, trong khi khoai lang thuộc họ Convolvulaceae.

Ông Huang Sanwen nêu rõ: "Chúng tôi quan sát thấy rằng sau 1,2 tỷ năm tiến hóa, nếu một gene hoặc một đoạn ADN của thực vật không thay đổi, điều đó cho thấy nó đặc biệt quan trọng. Chúng tôi đã xác định được những vị trí được bảo tồn và bất biến nhất trong bộ gene. Nếu các vị trí gene này đột biến, thì nhiều khả năng sẽ có tác động xấu đến khoai tây, đó là các đột biến có hại. Chúng tôi đã khám phá bức tranh toàn cảnh về các đột biến có hại ở cấp độ toàn bộ bộ gene và tạo ra bản đồ 2 chiều đầu tiên về khoai tây. Chúng tôi có thể tìm kiếm và loại bỏ các đột biến có hại một cách toàn diện và hiệu quả hơn".

Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển một mô hình dự đoán toàn bộ bộ gene mới kết hợp thông tin đột biến có hại. Kết quả cho thấy mô hình này có thể cải thiện tới 25-45% độ chính xác trong dự đoán về năng suất, chiều cao cây trồng và hình dạng củ. Mô hình có thể hỗ trợ người chăn nuôi đưa ra các quyết định nhân giống sớm, từ đó giảm chi phí nhân giống và rút ngắn quy trình nhân giống khoai tây.

Theo ông Huang Sanwen, nghiên cứu này có thể tăng hiệu quả nhân giống khoai tây lên khoảng 50%, tạo cơ sở cho việc cải tiến giống. Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể được áp dụng để cải thiện các loại cây trồng khác, chẳng hạn như khoai lang, trái cây, mía, cũng như nhiều loại cây trồng nhiệt đới.

Thanh Phương

Từ khóa
khoai tây lai

Có thể bạn quan tâm?

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

11-08-2023

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Hướng dẫn chi tiết cách ép cám viên để giảm giá thành chăn nuôi

31-08-2023

Ngày nay việc bà con nông dân sắm sửa cho gia đình một con máy ép cám viên là điều đơn giản vì giá thành máy sản xuất ở Việt Nam rất rẻ. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con cách ép cám viên để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ cho đàn gia cầm gia súc của mình.

Công nghệ cao tăng năng suất lao động gấp 10 lần

09-06-2023

Thành phố nông nghiệp Google

Nông dân Đà Lạt chế tạo máy đào khoai tây

13-06-2023

Năm 2013, máy đào khoai tây của anh Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay, chiếc máy được bán cho nhiều khách hàng trong cả nước với giá từ 19 – 24 triệu đồng/máy.

Chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng

05-06-2023

Tháng 6, thời tiết nắng nóng thường kéo dài với mức nhiệt cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng, phát triển và nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi là rất cao. Để chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng được tốt, đồng bào cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hà Trọng Tuấn nuôi lợn sạch bằng thảo dược và giun quế

22-06-2023

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng. Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo