Hiệu quả mô hình nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ ở Hà Nam

Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cần cù trong lao động, hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ”. Nhờ mô hình này, nhiều cựu chiến binh từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” tại địa phương.

Năm 2019, gia đình ông Đỗ Đức Hiển ở thôn Phúc Nhị, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, là một trong những hộ gia đình hội viên cựu chiến binh đầu tiên của xã hưởng ứng thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ. Sau nhiều ngày tập huấn, tìm hiểu, học tập, trải nghiệm, ông Đỗ Đức Hiển mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, con giống để ứng dụng vào thực tế. Với nguồn kinh phí ban đầu dưới 10 triệu đồng, sau hai năm gia đình ông đã thành công khi tạo được nguồn thu nhập ổn định, giúp đỡ gia đình ông trang trải cuộc sống. Theo ông Hiển, việc nuôi giun quế rất đơn giản, phù hợp với tình hình sức khỏe của ông. Hằng ngày, rác thải hữu cơ của gia đình được phân loại và sử dụng để làm thức ăn cho giun, sau đó dùng giun nuôi làm thức ăn cho gà, vịt, ngan, chim cảnh, cá cảnh, làm mồi câu cá. Chất thải của giun được dùng làm phân bón cho cây trồng, cải tạo đất.

Đối với những cựu chiến binh như ông Đỗ Đức Hiển, khi đã có tuổi thì việc lựa chọn được mô hình phát triển kinh tế không đơn giản. Vì thế khi tìm hiểu và biết được việc nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ là hình thức chăn nuôi nhỏ phù hợp, ông đã áp dụng cho gia đình, sau đó nhân rộng ra cho các cựu chiến binh khác. Mô hình này không chỉ giúp các cựu chiến binh phát triển kinh tế, mà còn chia sẻ với xã hội để giữ sạch môi trường, tích cực phân loại rác thải sinh hoạt.

Gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Biên, thôn Hoàng Mai Yên, xã Liêm Phong, Thanh Liêm, Hà Nam, thuộc diện khó khăn trong xã. Thu nhập của gia đình lâu nay chỉ trông chờ vào việc làm nông đơn thuần, không có nghề nào để kiếm thêm thu nhập ngoài các sào ruộng khoán. Vì thế, được sự giúp đỡ của các cấp Hội Cựu chiến binh, các đồng đội, ông đã chủ động thực hiện hình thức nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ. Ông đầu tư hơn 10 triệu đồng mua đầy đủ dụng cụ cần thiết về nuôi giun quế. Sản phẩm không chỉ phục vụ gia đình ông trong chăn nuôi, trồng trọt, mà được các công ty trên địa bàn thu mua, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Ông Nguyễn Văn Biên vui mừng cho biết: Hiệu quả của mô hình này rất cao, nguồn vốn đầu tư ban đầu không nhiều nhưng sử dụng được cho lâu dài. Ông tự tin truyền đạt kinh nghiệm và phương pháp cho những cựu chiến binh khác trong tỉnh Hà Nam cùng thực hiện.

Mô hình nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ được Hội Cựu chiến binh huyện Thanh Liêm triển khai trong các cấp Hội từ năm 2019. Từ 3 xã triển khai thí điểm là Thanh Phong, Liêm Phong và Thanh Tân, đến nay trên địa bàn huyện đã có 7 xã với 120 hộ nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ. Thực tế cho thấy, việc nuôi giun quế không mất nhiều thời gian, dễ chăm sóc, không dịch bệnh, chi phí làm chuồng trại, giống vốn ban đầu thấp nhưng cho hiệu quả cao. Hiện nay, Hội Cựu chiến binh huyện Thanh Liêm cũng đang triển khai thí điểm mô hình nuôi giun quế trong tháp rau hữu cơ, góp phần tạo nguồn rau sạch các hộ gia đình dùng và bán ra thị trường. Hiệu quả của việc thực hiện mô hình được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần xử lý được nguồn rác thải hữu cơ trên địa bàn. Đồng thời, các công ty trên địa bàn cũng đã thu mua sản phẩm của người dân, tạo nguồn ra ổn định, mang chiến lược lâu dài cho mô hình.

Ông Lại Đức Thành, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Thanh Liêm cho biết thêm: Ban đầu, chỉ thực hiện mô hình rải rác ở một vài hộ trong chi hội, nhưng lại thu được hiệu quả kinh tế cao nên Hội khuyến khích, động viên nhiều người cùng thực hiện ở cả 5 chi hội trên toàn huyện. Hiện nay, mô hình này thực sự giúp ích về mặt kinh tế cho hội viên, cải thiện môi trường sống, đặc biệt là giải quyết vấn đề rác thải.

Từ mô hình nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ của Chi hội Cựu chiến binh huyện Thanh Liêm, Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam đã quyết định nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh với trên 400 mô hình trên tất cả các xã trong tỉnh, tạo phong trào cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Đại tá Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam khẳng định: Các cựu chiến binh khi trở về cuộc sống đời thường luôn mong muốn cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Mặc dù còn có nhiều khó khăn, hạn chế về sức khỏe nhưng họ rất tâm huyết và giàu nghị lực. Vì thế, khi có những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất, đặc biệt là hỗ trợ vốn vay, phương pháp, tìm đầu ra cho sản phẩm… để các cựu chiến binh thực hiện. Từ hoạt động giúp nhau làm kinh tế, Hội Cựu chiến binh các cấp đã huy động, tập hợp được hội viên tham gia xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Trùn quế phơi khô

Đại Nghĩa

Có thể bạn quan tâm?

Hướng dẫn tiết giảm chi phi chăn nuôi gà công thức phối trộn chi tiết

14-06-2023

CHI PHÍ CHĂN NUÔI GIẢM 30% - KIỂM SOÁT ĐƯỢC NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO & CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN.

Phát triển các mô hình nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị

24-06-2023

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Đột phá trong công nghệ nhân giống khoai tây lai

13-06-2023

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc nhân giống khoai tây lai bằng cách sử dụng bộ gene tiến hóa để xác định các đột biến có hại, qua đó có thể giúp rút ngắn quá trình nhân giống và tạo ra nhiều giống khoai tây tốt hơn.

Hải Dương chủ động chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm

05-06-2023

Mới đầu mùa hè nhưng các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nông dân Hải Dương đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.

Xây dựng thương hiệu 2 đặc sản của Trà Vinh

08-09-2023

Theo Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh (Dự án SME Trà Vinh), các đơn vị, sở, ngành cùng các địa phương đang nỗ lực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho 2 loại đặc sản của tỉnh Trà Vinh, là quýt đường Bình Phú của Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, huyện Càng Long và dừa hữu cơ Tân Hòa của Hợp tác xã Tân Thành, huyện Tiểu Cần.

Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

11-08-2023

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo