Hướng dẫn tiết giảm chi phi chăn nuôi gà công thức phối trộn chi tiết

CHI PHÍ CHĂN NUÔI GIẢM 30% - KIỂM SOÁT ĐƯỢC NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO & CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN.

Phương án 1

Anh Tư ở Cẩm Thủy - Thanh Hóa với số lượng 3 chuồng gà, mỗi chuồng 5000 con, cứ 50 ngày xuất bán 1 lứa .

Trong tình hình giá cám tăng lên, anh đã tìm cách giảm chi phí mà vẫn có lợi nhuận.
Theo tính toán của anh cứ 1kg cám tự phối trộn giảm 2,000đ/1kg, như vậy nếu nuôi 1000 con gà anh sẽ tiết kiệm được 10 triệu đồng.

Anh chia sẻ, với đàn gà hiện tại anh đang nuôi 60 ngày.

Áp dụng công thức phối trộn


+ Bột ngô : 60%
+ Bột gạo ( thóc, vỏ trấu...) : 15%
+ Cám đậm đặc : 20%
+ Bột giun quế : 5%
Sử dụng 10 lit nước ấm trộn vào 1 lit dầu ăn để hòa tan, sau đó dùng hỗn hợp này trộn ẩm với 100kg thức ăn bột.
Cho vào máy trộn, trộn đều 10 phút và sau đó ép thành viên cho ăn ngay.
Anh lưu ý : chỉ nên cho ăn 2-3 ngày tránh trường hợp để lâu sẽ bị biến chất.

Trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi, thì việc tự tạo ra cám cho gà được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.

Phương án 2

Nhằm đáp ứng nguồn thức ăn cho vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm chi phí trong chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất tạo hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao hơn. Việc sử dụng thức ăn tự phối trộn sẽ giúp người chăn nuôi chủ động việc lựa chọn và tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu sẵn có.
 
Lưu ý : Thức ăn tự phối trộn chỉ nên sử dụng cho gà khi đạt từ 1 tháng tuổi trở lên
Gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở Lạc Thủy - Hòa Bình đã thực hiện phương pháp tự phối trộn thức ăn cho gà từ hơn 1 năm nay với công thức :
- Ngô 75%
- Cám đậm đặc ; 20%
- Bột cá ; 5%
- Dầu ăn ; 2%
- Vitamin khoáng chất...
Tất cả các nguyên liệu này đưa vào máy ép cám viên sau đó cho gà sử dụng trực tiếp.
Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn cho gà :
  • Ngày 1 : 70% thức ăn công nghiệp + 25% thức ăn tự trộn
  • Ngày 2 : 50% thức ăn công nghiệp + 50% thức ăn tự trộn
  • Ngày 3 : 25% thức ăn công nghiệp + 75% thức ăn tự trộn
  • Ngày 4 : 100% thức ăn tự trộn
    Trên đây là bí quyết phối trộn thức ăn cho gà thịt
    Giúp tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, việc phối trộn thức ăn cho gà giúp người chăn nuôi chủ động và tiết kiệm chi phí hơn
Từ khóa
nuôi gà

Có thể bạn quan tâm?

Ông Hà Trọng Tuấn nuôi lợn sạch bằng thảo dược và giun quế

22-06-2023

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng. Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống

Chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng

05-06-2023

Tháng 6, thời tiết nắng nóng thường kéo dài với mức nhiệt cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng, phát triển và nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi là rất cao. Để chăm sóc trâu bò trong mùa nắng nóng được tốt, đồng bào cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây sản xuất quanh năm tại Lâm Đồng

13-06-2023

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết vừa nghiệm thu nhiệm vụ khoa học Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh mốc sương có thể sản xuất quanh năm tại Đà Lạt (Lâm Đồng) và vùng phụ cận.

Nông dân Đà Lạt chế tạo máy đào khoai tây

13-06-2023

Năm 2013, máy đào khoai tây của anh Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay, chiếc máy được bán cho nhiều khách hàng trong cả nước với giá từ 19 – 24 triệu đồng/máy.

Đồng Tháp nuôi vịt chạy đồng lấy trứng thu lãi cao

09-06-2023

Hiện nay, trên các cánh đồng sản xuất lúa Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm nên đàn vịt đẻ nuôi chạy đồng tạm thời đưa về nuôi nhốt chuồng hoặc nuôi vịt rọ. Đây là thời điểm vịt đẻ cho năng suất giảm, khiến giá trứng vịt tăng cao. Giá trứng vịt đang được thương lái mua tại đồng từ 3.100 - 3.400 đồng/trứng, cao hơn những tháng đầu năm 2023 từ 1.200 - 1.500 đồng/trứng; sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 1.500 đồng/trứng.

Lạng Sơn phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

05-06-2023

Ngày 2/6, tại Hội nghị sơ kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), giai đoạn 2019 - 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đánh giá: Chương trình OCOP là nguồn lực mới trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chương trình này được cả hệ thống chính trị và toàn dân đồng tình ủng hộ, tham gia.

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo