Lê bát xát Lào Cai bước đi mới

Vùng cao biên giới Bát Xát, Lào Cai đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lê VH6 còn được gọi là lê Tai nung. Liên tiếp nhiều năm trở lại đây, nông dân trồng lê tại địa phương phấn khởi vì sản phẩm được mùa được giá. Bén duyên đất đồi vùng ôn đới Lào Cai chưa lâu song giống lê VH6 đang dần khẳng định vị thế trở thành cây trồng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao và là sản vật hấp dẫn du khách khi đến với địa phương dịp này.

Trái ngọt xóa nghèo vùng đất đồi biên cương

Trái ngọt giúp dân thoát nghèo đó là Lê VH6 hay còn gọi là lê Tai Nung

VH6 là giống lê có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc), được nhập trồng khảo nghiệm tại Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà, thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai từ năm 2002 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng mới năm 2012. Ưu điểm nổi bật của giống lê VH6 là sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, cây trồng 4 - 5 năm sẽ cho thu hoạch. Quả lê vỏ mỏng, ăn giòn, vị ngon, ngọt thanh mát, ít bị thâm khi bổ ra.

 
Lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan, hiện được trồng nhiều ở xã vùng cao Nậm Pung, huyện Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Huyện Bát Xát - vùng đất bao la rộng rãi, nguồn nước phong phú, khí hậu mát mẻ là điều kiện tốt nhất để giống lê VH6 phát triển; trong đó, xã vùng cao Nậm Pung có diện tích cây trồng lớn nhất. Ở đây, lê Tai nung hợp đất, hợp người đã cho những lứa quả ngọt, giúp dân xóa đói, giảm nghèo.

Nậm Pung có 352 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Dao và đồng bào Hà Nhì sinh sống. Sở hữu diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới là tiềm năng và lợi thế để địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp. Vậy nhưng, trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu, nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chìa khóa để giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2009, cây lê VH6 được đưa vào trồng thí điểm tại địa phương với hy vọng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Là một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn đưa cây lê vào trồng, anh Tẩn Sài Lù, thôn Kin Chu Phìn 1 cho biết cây lê VH6 phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao, kỹ thuật chăm sóc không quá phức tạp.

Được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn lê của gia đình anh rất sai quả, có cây thu được hơn 50 kg quả. Hiện đầu ra cho sản phẩm lê Tai nung khá thuận lợi, thương lái đến tận vườn nhà anh thu mua với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ, gia đình anh thu lãi hơn 50 triệu đồng. "Nhờ trồng lê Tai nung, kinh tế gia đình tôi ổn định hơn", anh Tẩn Sài Lù chia sẻ.

Hộ ông Tẩn Sài Lù thôn Kin Chi Phìn I có 200 cây lê với 0,5 ha đang trong chu kỳ kinh doanh. Mỗi năm gia đình thu lãi từ 80-120 triệu đồng. Ông chăm sóc vườn lê theo kỹ thuật được hướng dẫn nên chỉ sau 3 năm cây đã ra quả và đến năm thứ tư thì bắt đầu cho thu hoạch. Chất lượng quả thơm, ngon, nên được thị trường chấp nhận, cung không đủ cầu. Ngoài ra, gia đình ông còn thêm nguồn thu khi mở dịch vụ trải nghiệm khi vào vụ thu hoạch và bán cành hom giống cho các đon vị sản xuất giống. "Giá bán bình quân tại vườn dao động từ 20.000 - 40.000 đồng/kg tuỳ vào kích thước, mẫu mã quả, chất lượng quả", ông Lù cho biết.

 
Được đưa vào trồng thí điểm tại xã Nậm Pung từ năm 2009, cây lê VH6 đã mở hướng phát triển kinh tế cho nhiều hộ đồng bào dân tộc nơi đây. Ảnh: Hương Thu - TTXVN
 

Đây là năm thứ 3 vườn nhà ông Phùng Sin Siểu thôn Kin Chu Phìn 1 cho thu hoạch quả. Theo ông Siểu, cây lê dễ trồng, chăm sóc, hàng năm chỉ cần làm cỏ, vun gốc, bón phân 2 - 3 lần. Mặt khác, lê ít bị sâu bệnh nên cũng không mất nhiều công chăm sóc. Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên 110 gốc lê của ông phát triển tốt. Ngay từ đầu vụ, nhiều thương lái đến tận vườn thu mua nên gia đình không mất công mang đi bán. Với 80 cây hiện đang cho quả, dự kiến vụ lê năm nay ông thu lãi khoảng 60 triệu đồng.

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, nếu so sánh với các cây trồng khác hiện có trên địa bàn xã thì lê VH6 thực sự là cây mang lại giá trị kinh tế cao, hiệu quả lớn góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Bởi đây là cây trồng 1 năm nhưng thu hoạch rất nhiều năm (sau 3- 5 năm tuỳ điều kiện chăm sóc cây chuyển sang chu kỳ kinh doanh); hàng năm chỉ phải làm cỏ 4 - 5 lần. Lê VH6 nếu vào chu kỳ kinh doanh ổn định sẽ cho thu hoạch trung bình từ 150 - 200 triệu đồng/ha và cao hơn tuỳ điều kiện chăm sóc.

*Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Huyện Bát Xát xác định lê Tai nung là cây trồng thế mạnh, tiềm năng và đang tập trung các nguồn lực để phát triển thành cây sản phẩm hàng hoá riêng của huyện, đồng thời xây dựng thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung ứng dụng công nghệ cao.

 
Lê VH 6 trồng ở xã Nậm Pung sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng... Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Trên địa bàn xã Nậm Pung hiện có hơn 163 ha cây lê với 60 ha cho thu hoạch. Lê VH 6 trên địa bàn xã Nậm Pung đều áp dụng theo tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; sử dụng hệ thống phun thuốc bán tự động; áp dụng đốn tỉa, tủ gốc, bọc quả, vin cành,…

Đặc biệt, xã đã xây dựng được 1 ha mô hình sản xuất cây lê dùng giàn kiên cố để vin cành theo công nghệ của Đài Loan giúp cây lê sinh trưởng khỏe mạnh, đủ ánh sáng nên giảm sâu bệnh hại, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch. Với diện tích được đầu tư thâm canh bài bản, sử dụng vin cành bằng giàn kiên cố cho năng suất khá, đặc biệt mẫu mã quả đẹp, chất lượng cao nên có giá trị cao hơn 15-20% so với diện tích không được đầu tư thâm canh. Nhờ ứng dụng mô hình, cây lê 5-7 năm tuổi có thể cho sản lượng 15-16 tấn/ha, giá trị thu được trên 400 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, lúa...

Trai ngot xoa ngheo vung dat doi bien cuong hinh anh 4
 
Lê VH 6 có hình thức, mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Cây lê 5 - 7 năm tuổi có thể cho sản lượng 15 - 16 tấn/ha, giá trị thu được trên 400 triệu đồng/ha... Ảnh: Hương Thu - TTXVN
 

Từ các nguồn vốn của ngân sách địa phương cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia lồng ghép với vốn đối ứng của người dân, tính đến tháng 6 năm 2023, toàn huyện Bát Xát đã xây dựng, phát triển được gần 300 ha lê VH6 tập trung trên địa bàn các xã Nậm Pung, Y Tý, Pa Cheo, A Lù, Dền Sáng… với diện tích cho thu hoạch khoảng 130 ha cho sản lượng trung bình 8 tấn - 10 tấn/ha và được tiêu thụ khá thuận lợi.

Hiện, địa phương đã trồng được 90 ha lê tập trung có đầu tư hệ thống tưới tự động, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc… Trong giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng thêm 300 – 500 ha có ứng dụng công nghệ cao.

Để quảng bá cây trồng địa phương, vào ngày 28/6 tới đây, huyện Bát Xát sẽ tổ chức Lễ hội trải nghiệm thu hoạch lê VH6 tại xã Nậm Pung nhằm góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm lê VH6 đạt chuẩn OCOP (chương trình "Mỗi xã một sản phẩm") đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Trai ngot xoa ngheo vung dat doi bien cuong hinh anh 5
 
Lê VH6 đã và đang thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: Hương Thu - TTXVN
 

Đây cũng là dịp để những người nông dân là đồng bào dân tộc với người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia gặp gỡ để hợp tác, trao đổi thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ mới, công nghệ cao; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, phát triển các sản phẩm truyền thống dân tộc; đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách; đồng thời, củng cố niềm tin cho bà con người Dao, người Hà Nhì ở Nậm Pung nói riêng và đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát nói chung về giá trị kinh tế của loại cây xóa đói, giảm nghèo này.

Hương Thu

Từ khóa
lê lào cai

Có thể bạn quan tâm?

Nông dân Đà Lạt chế tạo máy đào khoai tây

13-06-2023

Năm 2013, máy đào khoai tây của anh Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay, chiếc máy được bán cho nhiều khách hàng trong cả nước với giá từ 19 – 24 triệu đồng/máy.

Ông Hà Trọng Tuấn nuôi lợn sạch bằng thảo dược và giun quế

22-06-2023

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng. Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống

Lai Châu: Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

08-09-2023

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện và có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các cấp cùng cơ quan chuyên môn của tỉnh đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đột phá trong công nghệ nhân giống khoai tây lai

13-06-2023

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc nhân giống khoai tây lai bằng cách sử dụng bộ gene tiến hóa để xác định các đột biến có hại, qua đó có thể giúp rút ngắn quá trình nhân giống và tạo ra nhiều giống khoai tây tốt hơn.

Sơn La trồng xoài theo chuỗi liên kết giúp khâu tiêu thụ thuận lợi

09-06-2023

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, khí hậu và con người để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành với nhiều loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao; trong đó, cây xoài được xác định là một trong những loại nông sản chủ lực, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Hải Dương chủ động chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm

05-06-2023

Mới đầu mùa hè nhưng các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nông dân Hải Dương đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.

Hướng dẫn chi tiết cách ép cám viên để giảm giá thành chăn nuôi

31-08-2023

Ngày nay việc bà con nông dân sắm sửa cho gia đình một con máy ép cám viên là điều đơn giản vì giá thành máy sản xuất ở Việt Nam rất rẻ. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con cách ép cám viên để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ cho đàn gia cầm gia súc của mình.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo