Ông Hà Trọng Tuấn nuôi lợn sạch bằng thảo dược và giun quế

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng. Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống

Ông Hà Trọng Tuấn, chủ trang trại lợn sạch. Ảnh:  nongnghiep.vn

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng.

Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tuấn cho biết, đầu năm 2016, gia đình ông bắt đầu xây dựng trang trại nuôi lợn sạch với quy mô gần 150 con. Thời gian đầu, thức ăn chủ yếu cho đàn lợn là cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM.

Sau một thời gian ngắn, nhận thấy mô hình nuôi lợn bằng thảo dược rất an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ông Tuấn đã lên mạng tìm hiểu một số loại thảo dược để mua về và trộn thêm vào thức ăn cho đàn lợn của gia đình.

“Mới đầu nuôi, gia đình tôi cũng chỉ cho lợn ăn bằng cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM, nhưng sau khi được biết nuôi lợn bằng thảo dược rất đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tôi đã mua thảo dược về để thay đổi khẩu vị ăn cho đàn lợn”, ông Tuấn bộc bạch.

Hiện tại, thức ăn cho đàn lợn chủ yếu từ các sản phẩm do ông chủ động như cám ngô, phở vụn, bã đậu, đỗ tương, tỏi, bột cá và một số thảo dược mua tại các hiệu thuốc của thầy lang (gồm bồ công anh, rong biển, sài đất, lá kim ngân…) được trộn theo tỷ lệ nhất định.

Theo ông Tuấn, khi đưa thêm thảo dược vào thức ăn, chúng có tác dụng tẩy những chất độc trong cơ thể con lợn, kháng khuẩn và chống bệnh tật rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất lượng thịt ngon hơn, giai, giòn và có mùi vị khác so với thịt lợn nuôi cám công nghiệp.

Không dừng lại ở đó, gia đình ông còn đầu tư một trang trại nhỏ nuôi giun quế để trộn lẫn vào thức ăn cho lợn. Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi giun quế, ông Tuấn bảo, giun được nuôi bằng phân bò, cứ một tuần ông khai thác giun quế một lần.

Ông Tuấn giới thiệu một số thảo dược cho lợn ăn. Ảnh :  nongnghiep.vn

Sau khi khai thác xong, ông đem cất vào tủ lạnh và nghiền dần cho lợn ăn. Trung bình, mỗi một ngày, ông chỉ cho ăn 1 lạng giun quế/con lợn. Vừa đảm bảo cung cấp chất đạm cho lợn vừa không lãng phí.

“Ngoài những thảo dược trên, gia đình còn trộn thêm giun quế vào thức ăn để cung cấp thêm chất đạm con lợn. Trung bình mỗi con lợn, tôi chỉ cho cho ăn 1 lạng giun quế”, ông Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, đàn lợn phải đủ 7 tháng tuổi trở lên, đảm bảo gần 1 tạ/con thì gia đình ông mới xuất chuồng. Và, sau mỗi một lứa, gia đình lại gửi mẫu thịt lên Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam để kiểm tra. Kết quả rất mỹ mãn, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, các nguyên tố vi lượng vitamin và khoáng chất… đảm bảo đủ mọi tiêu chuẩn của thịt sạch.

Tháng 4/2017, trang trại lợn của gia đình ông Tuấn đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hiện tại, thịt lợn sạch của gia đình ông chuyên cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm sạch ở Đội Cấn (Hà Nội) và một số tỉnh lân cận.

“Thời gian tới, tôi sẽ đăng ký truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợn sạch của gia đình, tránh tình trạng các loại sản phẩm khác trà trộn, giúp trang trại phát triển bền vững hơn”, ông Tuấn cho biết thêm.

Giun quế được gia đình ông nuôi. Ảnh : nongnghiep.vn

Trang trại lợn của gia đình ông Tuấn càng trở lên độc đáo hơn, khi ông áp dụng phương pháp nuôi lợn không giống ai là cho lợn thưởng thức âm nhạc khi ăn và ngủ. Ông Tuấn bảo, với phương pháp trên giúp lợn thư giãn và không nhảy chuồng.
 
Theo nongnghiep.vn

 

Từ khóa
trùn quế

Có thể bạn quan tâm?

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Phát triển các mô hình nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị

24-06-2023

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Đột phá trong công nghệ nhân giống khoai tây lai

13-06-2023

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc nhân giống khoai tây lai bằng cách sử dụng bộ gene tiến hóa để xác định các đột biến có hại, qua đó có thể giúp rút ngắn quá trình nhân giống và tạo ra nhiều giống khoai tây tốt hơn.

Lạng Sơn phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

05-06-2023

Ngày 2/6, tại Hội nghị sơ kết Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), giai đoạn 2019 - 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đánh giá: Chương trình OCOP là nguồn lực mới trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chương trình này được cả hệ thống chính trị và toàn dân đồng tình ủng hộ, tham gia.

Sơn La trồng xoài theo chuỗi liên kết giúp khâu tiêu thụ thuận lợi

09-06-2023

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, khí hậu và con người để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành với nhiều loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao; trong đó, cây xoài được xác định là một trong những loại nông sản chủ lực, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Nông dân Đà Lạt chế tạo máy đào khoai tây

13-06-2023

Năm 2013, máy đào khoai tây của anh Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay, chiếc máy được bán cho nhiều khách hàng trong cả nước với giá từ 19 – 24 triệu đồng/máy.

Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

11-08-2023

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo