Xây dựng thương hiệu 2 đặc sản của Trà Vinh

Theo Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh (Dự án SME Trà Vinh), các đơn vị, sở, ngành cùng các địa phương đang nỗ lực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho 2 loại đặc sản của tỉnh Trà Vinh, là quýt đường Bình Phú của Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, huyện Càng Long và dừa hữu cơ Tân Hòa của Hợp tác xã Tân Thành, huyện Tiểu Cần.

Xay dung thuong hieu 2 dac san cua Tra Vinh hinh anh 1Ông Nguyễn Văn Chừa, thành viên Hợp tác xã Quýt đường Thuận Phú, chăm sóc vườn quýt đường. Ảnh: Thanh Hòa- TTXVN

Bà Trần Thị Thu Loan, Giám đốc Ban quản lý dự án SME Trà Vinh cho biết, đây là các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Trà Vinh, được Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thống nhất lựa chọn để hỗ trợ nhãn hiệu chứng nhận, tiến đến xây dựng thương hiệu. Mới đây, Cục Sở hữu Trí tuệ đã chấp nhận đơn hợp lệ đối với 2 sản phẩm này, dự kiến sau 12-18 tháng, quýt đường Bình Phú và dừa hữu cơ Tân Hòa của Trà Vinh sẽ được Cục Sở hữu Trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu.

Việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng và ưu tiên lựa chọn sử dụng. Các loại đặc sản này được mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho nhà vườn, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Đây cũng là tiền đề để đặc sản của Trà Vinh hướng đến thị trường xuất khẩu.

Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú có 57 thành viên trồng quýt đường trên tổng diện tích 42 ha; trong đó, khoảng 25 ha cho trái, với sản lượng hàng năm đạt từ 200-300 tấn.

Bà Phan Thị Thuý Nga, Giám đốc Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú cho biết, hầu hết quýt đường ở vùng đất này được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, sử dụng phân bón hoá học rất hạn chế. Theo kinh nghiệm trồng quýt lâu năm của các nhà vườn địa phương, để quýt đường mọng nước, ngọt thanh và không bị chai, các vườn quýt này đều sử dụng con kiến vàng để diệt thiên địch gây hại và chủ yếu dùng phân bón hữu cơ để bón cho cây.

Là loại đặc sản nổi tiếng ở Trà Vinh, nhưng quýt đường Thuận Phú chưa được nhiều người tiêu dùng ngoài tỉnh biết đến. “Hy vọng sau khi được chứng nhận có nhãn hiệu, thương hiệu, giá trị quả quýt đường Thuận Phú được nâng lên, đầu ra sẽ ổn định, tăng thu nhập cho nhà vườn địa phương. Theo kế hoạch, hợp tác xã sẽ mở rộng quy mô sản xuất lên 200 ha”, bà Phan Thị Thuý Nga chia sẻ.

Dự án SME Trà Vinh do Chính phủ Canada tài trợ tỉnh Trà Vinh thực hiện từ năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh làm chủ dự án. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư 12,1 triệu đô la CAD; trong đó, nguồn vốn do Chính phủ Canada tài trợ không hoàn lại là 11 triệu CAD, số tiền còn lại do tỉnh Trà Vinh đối ứng.

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh. Dự kiến cuối năm 2023 dự án kết thúc. Trước đó, dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng và công bố nhãn hiệu cho sản phẩm Gạo Trà Cú của Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp (huyện Trà Cú). Đây là sản phẩm gạo đầu tiên của tỉnh Trà Vinh được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu.

Thanh Hòa

Có thể bạn quan tâm?

Hiệu quả từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác

05-06-2023

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Lê bát xát Lào Cai bước đi mới

24-06-2023

Vùng cao biên giới Bát Xát, Lào Cai đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lê VH6 còn được gọi là lê Tai nung. Liên tiếp nhiều năm trở lại đây, nông dân trồng lê tại địa phương phấn khởi vì sản phẩm được mùa được giá. Bén duyên đất đồi vùng ôn đới Lào Cai chưa lâu song giống lê VH6 đang dần khẳng định vị thế trở thành cây trồng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao và là sản vật hấp dẫn du khách khi đến với địa phương dịp này.

Hướng dẫn tiết giảm chi phi chăn nuôi gà công thức phối trộn chi tiết

14-06-2023

CHI PHÍ CHĂN NUÔI GIẢM 30% - KIỂM SOÁT ĐƯỢC NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO & CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN.

Ông Hà Trọng Tuấn nuôi lợn sạch bằng thảo dược và giun quế

22-06-2023

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng. Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống

Hướng dẫn thu hoạch lúa chi tiết từ a đến z

07-06-2023

Thời gian thu hoạch Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi giun quế

22-06-2023

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Tỉnh (sinh năm 1982), xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi giun quế để vươn lên làm giàu. Mô hình này hiện đang cho thu nhập 500 triệu/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Nông dân Đà Lạt chế tạo máy đào khoai tây

13-06-2023

Năm 2013, máy đào khoai tây của anh Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay, chiếc máy được bán cho nhiều khách hàng trong cả nước với giá từ 19 – 24 triệu đồng/máy.

Bến Tre phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

11-08-2023

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.

Tổng đài hỗ trợ
Để lại thông tin tư vấn

Điền đầy đủ thông tin để nhận được những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Cảm ơn quý khách!

captcha
Chat FB 0961202666 Chat Zalo